Powered by RND
Écoutez Tạp chí âm nhạc dans l'application
Écoutez Tạp chí âm nhạc dans l'application
(48 139)(250 169)
Sauvegarde des favoris
Réveil
Minuteur
Sauvegarde des favoris
Réveil
Minuteur
AccueilPodcasts
Tạp chí âm nhạc

Tạp chí âm nhạc

Podcast Tạp chí âm nhạc
Podcast Tạp chí âm nhạc

Tạp chí âm nhạc

ajouter
Góc vườn âm nhạc của RFI
Voir plus
Góc vườn âm nhạc của RFI
Voir plus

Épisodes disponibles

5 sur 24
  • Hạnh phúc gia đình, chủ đề hai album của Emma Peters và Joyce Jonathan
    Trong số các giọng ca trẻ nổi danh hiện thời, Emma Peters có lẽ là gương mặt đáng chú ý nhất. Trong một thời gian ngắn, cô đã gầy dựng được tên tuổi của mình trên các mạng xã hội. Chỉ vài năm sau khi tải lên mạng video ca nhạc đầu tiên, Emma Peters đã được đề cử đi tranh giải thưởng âm nhạc Pháp Victoires de la Musique năm 2023, trong hạng mục tài năng mới. Năm nay 27 tuổi, Emma Peters sinh tại thành phố Lille, trong một gia đình đến từ vùng Picardie, bố là kỹ sư canh nông, còn mẹ làm việc trong ngành truyền thông. Từ khi còn nhỏ, Emma Peters học đàn ghi ta và bắt đầu sáng tác cho qua thời gian, vì gia đình cô sống gần thành phố Senlis, trong một ngôi làng nho nhỏ yên tĩnh chỉ có vài trăm dân. Sau khi tốt nghiệp, Emma đi làm một thời gian để kiếm sống, nhưng vẫn đeo đuổi giấc mơ âm nhạc. Hạnh phúc gia đình của Emma PetersCũng như nhiều bạn trẻ cùng trang lứa, cô tạo dựng tên tuổi của mình bằng những bản cover ghi âm ở nhà rồi đăng lên mạng YouTube. Đó thường là các bản nhạc pop hay hip-hop phối lại với cách hát mộc đệm bằng đàn ghi ta. Trong số những bản được biết đến nhiều nhất có ''Gisèle, Femme Like U, Magnolias for Ever'' hòa quyện chất folk với bossa nova. Một cách khá bất ngờ, các bản cover trực tuyến này lại thu hút được hàng triệu lượt người xem.Thành tích quan trọng nhất là vào năm 2019, khi bản cover ''Clandestina'' của Emma (bản gốc của Lartiste) được hai nhà sản xuất người Nga (FILV & Edmofo) hòa âm phối khí lại theo phong cách pop điện tử. Nhờ vậy phiên bản của Emma đã thu hút hơn 120 triệu lượt người nghe trên mạng. Bài hát lọt vào Top Ten trên bảng xếp hạng Global Shazam và đạt vị trí thứ 3 trên thị trường trực tuyến Đông Âu.Thành công bước đầu này giúp cho Emma Peters cảm thấy tự tin hơn. Cô ghi âm hầu hết các sáng tác của mình trên album đầu tiên mang tựa đề ''Dimanche'' (Chủ Nhật), phát hành vào tháng 03/2022. Trên bìa album, Emma Peters chụp ảnh cùng với em trai và hai em gái trong vườn sau sân nhà, nơi cô từng lớn lên. Không phải ngẫu nhiên cô chọn tựa đề ''Chủ Nhật'' cho album đầu tay, vì đó là ngày dành cho gia đình, khi mọi người quây quần lại với nhau trong bữa ăn ấm cúng. Dường như không ai có thể tiên đoán rằng Emma Peters sẽ đeo đuổi con đường âm nhạc. Trong gia đình, không ai là nhạc sĩ chuyên nghiệp.Sau khi ký hợp đồng ghi âm với một hãng đĩa độc lập, album đầu tiên của Emama đã được được công chúng Pháp hưởng ứng nhiệt. Đợt lưu diễn đầu tiên của cô tại nhà hát La Cigale (Paris) đã chật kín người xem, không còn chỗ ngồi. Thành công này giúp cho Emma được đề cử nhân kỳ trao giải Victoires de la Musique. Cho dù không đoạt danh hiệu tài năng trẻ đầy triển vọng nhất năm 2023 (giải này về tay ca sĩ November Ultra), nhưng sự quan tâm của giới phê bình đã tạo cơ hội sau đó cho Emma hợp tác với nhiều nghệ sĩ tên tuổi, kể cả nhóm nhạc điện tử Bon Entendeur.Niềm vui làm mẹ của Joyce JonathanTựa đề album ''Dimanche'' của Emma Peters phản ánh hạnh phúc gia đình. Một cách tương tự, ''Les petites jolies choses'' (Những điều nho nhỏ xinh xắn) lại nói lên niềm vui làm mẹ của Joyce Jonathan. Đây là tựa đề album phòng thu thứ 5 đánh dấu sự xuất hiện trở lại của cô ca sĩ người Pháp, sau hai năm xa lánh sân khấu để lập gia đình. Thành danh cách đây một thập niên, nhờ các đoạn video tải lên mạng mà Joyce đã ký được hợp đồng ghi âm với hãng đĩa My Major Company do Michael Goldman, con trai của Jean Jacques Goldman sáng lập.Thời còn nhỏ, Joyce tự học hát và học đàn, bắt đầu sáng tác vì cô rất ngưỡng mộ Tracy Chapman. Ngoài tiếng Pháp và tiếng Anh, Joyce còn hát chuẩn tiếng Quan thoại, do cô đã từng sống một thời gian ở Bắc Kinh, khi bố mẹ cô đến làm việc tại Trung Quốc. Album đầu tay của Joyce Jonathan kết hợp folk và pop đã lập kỷ lục số bán dành cho một album đầu tay, khi đạt tới mức 3 lần đĩa bạch kim. Chất giọng của Joyce Jonathan quyến rũ ở chỗ hồn nhiên yêu đời. Trong sáng tác, Joyce chọn một lối hoà âm rất mộc, khá tiêu biểu cho lớp tác giả Pháp trẻ tuổi thời nay.Mặc dù vắng bóng sân khấu trong hơn hai năm, để dành nhiều thời gian cho gia đình, nhưng mỗi lần có cơ hội, Joyce vẫn thích tham gia các dự án tập thể như thu hình các buổi biểu diễn gây quỹ cho Các quán ăn tình thương, làm giám khảo định kỳ cho các chương trình truyền hình. Điều cô thích nhất vẫn là các dự án ghi âm các album chuyên đề kể cả album vinh danh các tác giả đàn anh như Serge Lama và Adamo, hay tuyển tập ''Thế hệ trẻ hát nhạc 1980''.Trên album chuyên đề này, Joyce Jonathan ghi âm lại hai nhạc phẩm : ''Désir Désir'' của Laurent Voulzy và ''T’en Va Pas'', ca khúc từng làm nên tên tuổi của nữ ca sĩ Elsa. Dường như kể từ khi cô làm mẹ, Joyce mới cảm nhận được ý nghĩa thực thụ của cuộc sống, niềm hạnh phúc không ở đâu xa, mà đôi khi lại là những điều rất nho nhỏ cất giấu ở trong tim ta.
    23/09/2023
  • Nhạc ngoại lời Việt : Hạnh phúc nơi nào
    Cuộc thi hát truyền hình châu Âu Eurovision từng là bệ phóng vào quỹ đạo thành công cho nhiều giọng ca tên tuổi. Ban nhạc Thụy Điển ABBA vào năm 1974 là trường hợp tiêu biểu nhất. Danh ca người Hy Lạp Vicky Leandros thành danh vào năm 1972 với nhạc phẩm ‘’Vắng bóng người yêu’’. Còn nữ ca sĩ Nicole là nghệ sĩ Đức đầu tiên giúp cho nước này đoạt giải nhất cuộc thi hát Eurovision vào năm 1982. Sinh trưởng trong một gia đình đông con ở thành phố Saarbrücken (Sarrebruck thuộc bang Saarland) nằm cách biên giới nước Pháp chỉ vài cây số, Nicole Hohloch Seibert (được biết đến với nghệ danh ngắn gọn là Nicole) đã bắt đầu đi hát từ thời còn bé. Ngay từ năm bốn tuổi, cô theo bố mẹ tham gia các liên hoan dân ca địa phương, người khác có thể rụt rè nhút nhát, nhưng cô bé lại tự tin, dạn dĩ trên sân khấu. Ngoài tiếng Đức và tiếng Anh, Nicole còn hát tiếng Pháp rất chuẩn, chủ yếu cũng vì cô lớn lên ở vùng biên giới Pháp-Đức, nên càng dễ thấm nhuần cả hai nền văn hóa. Tuy bắt đầu đi hát rất sớm, nhưng mãi đến năm 16 tuổi, Nicole mới trở thành ca sĩ chuyên nghiệp nhờ ký hợp đồng ghi âm dài hạn. Bản ghi âm đầu tay của cô "Flieg nicht so hoch, mein klainer Freund" (Vole Pas Trop Haut Mon Bel Oiseau / tạm dịch Trời cao mỏi cánh) được phát hành vào năm 1981, giành lấy hạng nhì  trên bảng xếp hạng thị trường Áo. Thành công bước đầu này giúp cho Nicole vững tâm hơn, khi tham gia buổi casting thử giọng nhằm tuyển chọn thí sinh đại diện cho nước Đức tham gia cuộc thi hát truyền hình châu Âu Eurovision.Vào năm 1982, lúc bấy giờ Nicole chưa đầy 18 tuổi, trở thành ca sĩ trẻ tuổi nhất năm ấy đoạt giải nhất cuộc thi Eurovision với nhạc phẩm "Ein bißchen Frieden" (tạm dịch Khoảnh khắc bình yên). Sau nước Đức, Nicole giành lấy hạng đầu thị trường Anh quốc với phiên bản tiếng Anh "A Little Peace". Bài hát nói lên khát vọng của tuổi trẻ được sống trong một thế giới hòa bình, sau đó lập kỷ lục nhờ được Nicole ghi âm lại trong mười ngôn ngữ khác nhau kể cả tiếng Pháp "La Paix sur Terre", Hà Lan, Đan Mạch, Ba Lan, Hungary hay Tây Ban Nha ….. Hồi tưởng lại những năm mới vào nghề, Nicole cho biết giải nhất cuộc thi Eurovision vẫn là một thành tích để đời, nhưng có ý nghĩa quan trọng hơn nữa là cô nhận được số điểm cao nhất từ phía ban giám khảo Israel và bộ văn hóa nước này đã mời cô đến biểu diễn tại thành phố Tel Aviv sau đó.Một năm sau khi đoạt giải quán quân nhân kỳ thi Eurovision do thành phố Harrogate tổ chức (vương quốc Anh), Nicole Seibert thành công một lần nữa tại Nhật Bản. Lần này Nicole về hạng nhì nhân kỳ Liên hoan ca khúc thế giới (World Popular Song Festival) tổ chức tại Tokyo. Nhạc phẩm giúp cho cô thành công là bản nhạc ''Biết bao giai điệu trong tim'' có tựa đề trong bản gốc tiếng Đức là "So viele Lieder sind in mir" và tiếng Anh là ''So many songs in my heart''. Hai năm sau đó Nicole cũng ghi âm một bản phóng tác tiếng Pháp ''Car il sufit d’une chanson''. Nhóm tác giả đặt lời Pháp cho bài hát này là hai nhạc sĩ Jean Paul Cara và Joe Gracy, từng thành công vài năm trước đó với giọng ca Marie Myriam qua nhạc phẩm ‘’L’oiseau et l’enfant’’. Trong tiếng Việt lời bài hát ‘’Cánh chim và trẻ thơ’’ là của tác giả Lữ Liên, từng ăn khách qua giọng ca của nghệ sĩ Khánh Hà. Trong những năm 1980, Nicole thành công nhờ hợp tác với nhóm soạn nhạc người Đức là Ralph Siegel, Bernd Meinunger và Robert Jung. Còn trong tiếng Pháp, nhóm tác giả Pierre Delanoë, Joe Gracy và Jean-Paul Cara thực hiện hầu hết các bản phóng tác từ tiếng Đức sang tiếng Anh.Trong vòng 40 năm sự nghiệp, Nicole Seibert đã phát hành hơn 25 album phòng thu và 80 đĩa đơn. Cô đã ghi âm nhiều thứ tiếng trong đủ thể loại kể cả nhạc nhẹ pop, rock, jazz, country hay phúc âm. Ngoài các bài hát của những tác giả nổi tiếng, về sau này Nicole còn soạn nhạc và tự viết lời cho một số bản ghi âm nguyên tác. Trên tuyển tập phát hành nhân dịp kỷ niệm 4 thập niên  sự nghiệp, Nicole có ghi âm lại nhạc phẩm ''Merci Chérie'' một bài hát tiếng Đức của Udo Jurgens, từng giúp cho nước Áo đoạt giải nhất Eurovision năm 1966. Bài hát này từng được tác giả Trường Kỳ phóng tác thành nhạc phẩm "Cảm ơn người yêu dấu". Phiên bản thứ nhì do nữ danh ca Thanh Lan ghi âm và đặt lời với tựa đề "Tạ ơn người yêu".Riêng bản nhạc gốc tiếng Đức "So viele Lieder sind in mir" (Biết bao giai điệu trong tim) từng được tác giả Nhật Ngân đặt thêm lời Việt thành nhạc phẩm ''Hạnh phúc nơi nào''. Bản nhạc thành công lần đầu tiên qua tiếng hát của cố ca sĩ Ngọc Lan. Sau đó, hàng loạt nghệ sĩ khác trong nước cũng như hải ngoại đều có ghi âm nhạc phẩm này. Tài đặt lời của tác giả Nhật Ngân tạo cơ hội cho dòng nhạc trữ tình thăng hoa, nghe nhạc Đức mà cứ ngỡ là nhạc Việt. Tim nghe giai điệu, hồn chưa phai màu, mang ta về chốn hạnh phúc thuở nào.
    16/09/2023
  • « Những giai điệu mùa hạ » : Tuyển tập chọn lọc của Dalida
    « Plein Soleil » (tạm dịch Nắng ngập trời) là tựa đề tuyển tập nhạc trữ tình qua giọng ca Dalida, vừa được cho ra mắt vào đầu mùa hè năm 2023. Album gồm 24 ca khúc chọn lọc xoay quanh chủ đề giai điệu mùa hạ, phản ánh 30 năm sự nghiệp ghi âm (kể từ năm 1956 đến năm 1986) của nữ danh ca người Pháp gốc Ý, sinh trưởng tại Ai Cập. Trong số 24 bản nhạc vừa được phát hành, tình khúc « Love in Portofino » được chọn làm ca khúc chủ đạo để quảng bá cho album. Lần đầu tiên, bản nhạc quen thuộc này được minh họa bằng một video clip bao gồm những hình ảnh tư liệu và thước phim gia đình ít khi nào được phổ biến.Ngoại trừ sự trùng hợp ngẫu nhiên trong nhan đề « Plein Soleil » (Nắng ngập trời), tập nhạc này hầu như không có liên quan gì đến bộ phim cùng tên do đạo diễn Pháp René Clément thực hiện vào năm 1960, với Alain Delon trong vai chính. Tuyển tập này cũng có vài ca khúc phóng tác trích từ nhạc phim, nhưng hẳn chắc không phải là chủ đề quan trọng nhất của album.Chẳng hạn như bài hát « La chanson d'Orphée » của bộ phim Orfeu Negro từng được tác giả Phạm Duy đặt thêm lời Việt thành « Bài ngợi ca tình yêu ». Còn giai điệu « Les enfants du Pirée » trích từ bộ phim « Jamais le Dimanche » (Never on Sunday) cũng từng được phóng tác sang tiếng Việt thành nhạc phẩm « Tình nghèo ». Sau bản gốc của Melina Mercouri, Dalida cũng ghi âm một bản phóng tác của bài này trong tiếng Pháp.Giới yêu nhạc tinh ý có thể thấy ngay các bài hát trên album « Plein Soleil » (Nắng ngập trời) được chia thành hai mảng. Mảng thứ nhất là các địa danh nổi tiếng, các danh lam thắng cảnh của Hy Lạp, Ý, đảo Malta, Bồ Đào Nha, Mexico hay Brazil nổi tiếng là những vùng có nhiều nắng ấm. Đây là dịp để cho giới hâm mộ giọng ca Dalida khám phá lại những giai điệu ít quen thuộc hơn như « Nuits d'Espagne » (Đêm Tây Ban Nha mùa hạ) hay Vòng tay người đẹp « Helena ».Mảng thứ nhì quan trọng không kém trên album « Plein Soleil » (Nắng ngập trời), chính là các nhịp điệu không những qua bộ gõ La Tinh như rumba hay cha cha (dành cho các điệu nhảy cặp), mà còn qua các âm thanh đặc thù, các nhạc cụ truyền thống đến từ các hải đảo vùng nhiệt đới như salsa, reggae hay calypso, tiêu biểu qua những bản nhạc như « Rio Do Brasil » hoặc « Mama Caraïbo ».Không biết là do tình huống ngẫu nhiên hay vì có chủ ý sắp đặt, nhưng album « Nắng ngập trời » lại được phát hành hầu như cùng lúc với dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Dalida. Đồng thời có bộ phim tài liệu mới đây trên kênh truyền hình Arte mang tựa đề « Dalida et Orlando, les âmes sœurs » (Những tâm hồn đồng điệu) nói lên mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nữ danh ca người Pháp Dalida và em trai của bà là nhà sản xuất Orlando.Sinh thời trong vòng ba thập niên sự nghiệp, Dalida đã ghi âm khoảng 2.000 bài hát và bán được hơn 140 triệu album trên toàn thế giới. Đằng sau sự thành công ngoạn mục ấy, có sự trợ giúp đắc lực của người em trai Orlando (nhỏ hơn Dalida ba tuổi), ban đầu ông cũng là ca sĩ nhưng sau đó lại chuyển sang nghề sản xuất, quản lý các hợp đồng ghi âm và biểu diễn của Dalida.Cho dù quan hệ giữa hai chị em không phải lúc nào cũng nồng thắm mặn mà, nhưng rõ ràng trong vai trò của nhà sản xuất, Orlando đã triệu tập được nhiều tác giả tài ba, sáng tác theo kiểu đo ni đóng giày, giúp cho Dalida thay đổi phong cách, hát đủ thể loại, gầy dựng uy tín và hình ảnh, nhờ vậy mà giọng ca Dalida đã trụ lại trong làng nhạc Pháp, trải qua biết bao trào lưu.Qua việc tập hợp trên cùng một album các giai điệu mùa hạ, Orlando cho thấy nét phong phú đa dạng trong bộ vựng tập của người chị. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt vẫn là cách hát nhạc Pháp với một chút âm hưởng của giọng Ý với lối luyến láy khác lạ, cho giai điệu mùa hạ, dù chỉ thoáng nghe qua, mà vẫn quyến rũ mượt mà.
    02/09/2023
  • Toto Cutugno : Vĩnh biệt một "người Ý thực thụ"
    Nhắc đến ca sĩ kiêm tác giả Toto Cutugno, hầu như mọi người đều nghĩ tới ngay nhạc phẩm ''L’Italiano'' với điệp khúc rất quen thuộc : Cho tôi cất tiếng hát, đôi tay ôm cây đàn, một bài ca nhẹ nhàng, vì tôi là người Ý. Để tôi cất tiếng ca, một giai điệu ngọt ngào, hát lên niềm tự hào, thực thụ một người Ý. ''Người Ý thực thụ'' ấy giờ đây không còn nữa. Danh ca Toto Cutugno đã vĩnh viễn ra đi hôm 22/08/2023, hưởng thọ 80 tuổi. Theo tin từ nhà quản lý Danilo Mancuso, danh ca kiêm tác giả Toto Cutugno đã từ trần tại bệnh viện San Raffaele ở thành phố Milano, sau một thời gian dài lâm bệnh. Năm 2007, ông từng được điều trị bệnh ung thư (tuyến tiền liệt) và bình phục hai năm sau đó, nhờ vậy ông cơ cơ hội tham gia một lần nữa cuộc thi hát Sanremo vào năm 2010. Mãi đến mùa hè năm 2018, nam ca sĩ đã phải nhập viện trở lại khi căn bệnh tái phát, buộc ông tạm ngưng vòng lưu diễn quốc tế. Mặc dù trong những năm tháng sau đó, sức khỏe của ông ngày càng sa sút, nhưng Toto Cutugno vẫn duy trì một số buổi diễn trong năm 2022 tại Thụy Sĩ cũng như tại Tunisia để không phụ lòng giới yêu nhạc.Hồi đầu tháng 07/2023, nhân dịp tròn 80 tuổi, cho dù sức khỏe không cho phép ông lên sân khấu, nhưng ông vẫn muốn thổi nến sinh nhật với những người hâm mộ. Khi nhận được tin nam danh ca người Ý Toto Cutugno đã vĩnh biệt cõi đời, nhiều khán thính giả bỗng cảm thấy bàng hoàng tiếc nuối. Sinh thời, trong hơn bốn thập niên sự nghiệp, ông đã cho phát hành 18 album phòng thu, bán hơn 100 triệu đĩa hát trên thế giới. Tác giả này đã để lại nhiều giai điệu tuyệt vời, kể cả những bài hát ông tự ghi âm hay sáng tác cho các nghệ sĩ khác.Người soạn giai điệu ăn khách cho làng nhạc PhápTên thật là Salvatore Cutugno, ông sinh trưởng tại vùng Toscane (Tuscany). Thời niên thiếu, ông tự học nhạc và tập chơi đàn, kể cả trống, đàn ghi ta hay piano. Việc am tường nhiều nhạc cụ sẽ giúp cho tác giả phát huy sở trường sáng tác và hòa âm của mình thời ông là thành viên sáng lập ban nhạc Albatros (Hải Âu). Khi bắt đầu ghi âm biểu diễn, ông chọn cái tên gọi thân mật trìu mến là Toto làm nghệ danh. Trước khi đoạt giải Eurovision năm 1992 với nhạc phẩm ''Insieme'', Toto Cutugno đã bắt đầu nổi tiếng trong làng sáng tác từ mùa hè năm 1975, khi bản nhạc ''Africa'' của nhóm Hải Âu được phóng tác sang tiếng Pháp thành ''L'été indien'', lập kỷ lục số bán với giọng ca Joe Dassin.Nhờ thành công vượt bực này,Toto Cotugno trở thành tác giả được nhiều nghệ sĩ mời hợp tác. Trong số các ca khúc mà ông đã viết cho các ca sĩ nổi tiếng của Pháp, có khoảng 30 bản nhạc ăn khách viết cho Joe Dassin (Et si tu n'existais pas / Salut) Michel Sardou (En chantant / Musica), / Dalida (Laissez-moi danser, Il faut danser reggae), Gérard Lenorman (Voici les clés)… Thế nhưng giọng ca Pháp từng hát nhiều nhất nhạc của Toto Cutugno chính là Hervé Vilard (Nous, Reviens, Je l'aime tant, Venise pour l'Éternité, Le vin de Corse và nhất là Méditerranéenne bản phóng tác tiếng Pháp của  bài ''L’Italiano'')…L'Italiano : Giai thoại về bài hát nổi tiếng nhất của Toto CutugnoCòn với tư cách ca sĩ, Toto Cutugno trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới vào năm 1983 khi ông ghi âm nhạc phẩm ''L’Italiano''. Bản nhạc này ban đầu được viết cho nam ca sĩ Adriano Celentano, nhưng lại bị từ chối. Theo lời kể của chính tác giả, bài hát này tuy có nói đến niềm tự hào của người Ý, nhưng lại không có liên quan gì với sự kiện nước Ý đoạt Cúp bóng đá thế giới vào năm 1982.Thực ra, bài hát này đã ra đời trong một quán án tại Toronto, Canada. Sau một đêm biểu diễn tại một nhà hát Toronto với hơn ba ngàn khán giả mà hầu hết đều là người Ý, nam ca sĩ mới nhận ra rằng ngôn ngữ cũng như các biểu tượng văn hóa Ý rất quan trọng đối với cộng đồng người Ý sống ở hải ngoại, có lẽ cũng vì họ xa quê hương, cho nên họ càng cảm thấy tự hào gìn giữ được những gì nhắc nhở họ là những ''người Ý thực thụ''. Có thể nói tác giả Toto Cutugno đã thành công khi dùng câu chuyện của một cá nhân và nhất là đặt góc nhìn mà trọng tâm không phải là từ nước Ý, để đạt đến một tầm phổ quát hơn, nói lên được tâm tư tình cảm của cả một cộng đồng.Trong quán ăn ở Toronto, Toto Cutugno ngẫu hứng ôm đàn soạn những nốt nhạc đầu trên điệu thứ. Khi trở về Ý, nam danh ca mới hoàn chỉnh ca từ bài hát, khi nhờ đến cài tài đặt lời của Cristiano Minellono. Tác giả này từng góp phần làm nên tên tuổi của các ca sĩ và ban nhạc như Mia Martini, Domenico Modugno, Umberto Balsamo, Ricchi e Poveri, Al Bano & Romina Power… Chính tác giả Cristiano Minellono (còn được gọi là Popi) đã có ý tưởng liệt kê những vật dụng ''đời thường'' nhưng mỗi khi nhắc đến, lại làm cho người Ý nghĩ tới ngay xứ sở của họ. Bài ''L'Italiano'' có vượt trội về mặt ý tứ, chính là ở chỗ đó.Khi được phát hành vào năm 1983, ''L'Italiano'' qua chất giọng trầm khàn rất dễ nhận ra của Toto Cutugno đã giành lấy hạng đầu thị trường đĩa hát của nhiều nước châu Âu (kể cả Ý, Bỉ, Pháp, Thụy Sĩ hay Bồ Đào Nha)... Bài hát đã được phóng tác sang nhiều thứ tiếng kể cả phiên bản tiếng Việt là nhạc phẩm ''Say Tình'' của tác giả Quốc Tuấn. Hơn 4 thập niên sau ngày ra đời, ''L'Italiano'' vẫn là một giai điệu ăn khách, trở thành một trong những ca khúc tiêu biểu trong mắt của nhiều người Ý, đến nổi được họ xem như một ''di sản quốc gia''. Giọng ca của một ''người Ý thực thụ'' từ nay đã vĩnh biệt cõi đời. Riêng trong giai thoại về ''L'Italiano'' có thể nói, thành công vượt bực sáng ngời lại nảy sinh từ một lời từ chối.
    27/08/2023
  • Giai điệu Địa Trung Hải hòa nhịp đập La Tinh
    Nhắc đến dòng nhạc La Tinh, giới yêu nhạc chủ yếu nghĩ tới tầm ảnh hưởng của châu Mỹ La Tinh, gồm cả hai hệ ngôn ngữ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trong đó Brazil có hẳn một trường phái. Còn khi nhắc tới Địa Trung Hải, người Pháp thường nghĩ tới sự dung hòa của nhiều luồng văn hóa, kể cả Ý, Hy Lạp, Malta, đảo Corse cũng như dòng nhạc arabo-andalou chuyên hoà quyện các thể điệu đến từ Bắc Phi và Nam Âu. Tại Pháp, gương mặt ăn khách nhất hiện thời, ngự trị làng nhạc pop La Tinh trong một thập niên qua vẫn là nam ca sĩ Kendji Girac. Anh hiện đang chuẩn bị album ‘‘song ca’’ với khá nhiều khách mời, để đánh dấu 10 năm thành công trong sự nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều nghệ sĩ khác cũng khai thác cả hai nhánh La Tinh và Địa Trung Hải, đôi khi có thêm ảnh hưởng của dòng nhạc du mục, bao gồm cả nhịp điệu flamenco và lối chơi biến tấu của nhạc jazz. Về phía nam ca sĩ Dominique Hudson, tuy không ‘‘lớn lên’’ trong một môi trường văn hóa ‘‘La Tinh’’ nhưng anh lại chọn dòng nhạc này để phát huy sở trường ca hát của mình. Sinh trưởng tại vùng Québec, ca sĩ người Canada thành danh vào năm 2009, nhờ diễn vai chính trong vở nhạc kịch ‘‘Sherazade : Les mille et une nuits’’ (Chuyện cổ tích Một ngàn lẻ một đêm) của tác giả người Pháp Félix Gray, vòng lưu diễn kết thúc tại nhà hát Folies Bergère ở Paris, vào cuối năm 2011.Thành công bước đầu này giúp cho Dominique Hudson vững tâm thực hiện giấc mơ âm nhạc của mình. Mang tựa đề là ‘‘Danza’’ hiểu theo nghĩa ‘‘Vũ điệu’’, dự án này gồm hai vế : phát hành album phòng thu và biểu diễn trước công chúng. Nam ca sĩ vùng Québec tái tạo trên sân khấu hoạt cảnh vũ trường hay không khí phòng trà, nơi nhịp điệu dồn dập của các bản nhạc tình nồng được minh họa bằng các màn vũ đạo khiêu gợi nóng bỏng.Trong vòng một thập niên qua, Dominique Hudson đã cho phát hành bốn album xoay quanh chủ đề Danza. Tuyển tập gần đây nhất có ghi dấu số 4, mang tựa đề ‘‘Cuatro Última Danza’’ (Vũ điệu cuối cùng). Điểm chung của 4 album này là xen kẻ các nguyên tác với các giai điệu quen thuộc của làng nhạc Pháp như ‘’Les Sunlights des Tropiques, Pour un flirt, Il tape sur des bambous’’ và thậm chí nhạc phẩm ‘‘L’avventura’’. Hầu hết các bản nhạc trên các album này dung hòa cả hai vế những bản phối điện tử tân kỳ hiện đại, cùng với lối hòa âm mộc hơn với bộ gõ. Dominique Hudson thành công trong cách khoác áo mới các bản nhạc Pháp như thể các bài này từng được soạn theo thể điệu La Tinh.Về phần mình, ban song ca French Latino (một nam và một nữ) là một nhóm nhạc được thành lập tại Pháp vào năm 2009, hầu như đi biểu diễn cùng thời với Dominique Hudson. Hai thành viên sáng lập ban nhạc là tác giả Jean-Paul Gavino cùng với người con gái ruột của ông là Michelle Gavino. Hai cha con cùng nhau phối hợp rất nhiều luồng ảnh hưởng với nhau, bao gồm các nhịp điệu châu Phi và Nam Mỹ, cũng như các dòng nhạc flamenco, jazz, bolero, salsa, cha cha hay bachata. Họ hát trong nhiều thứ tiếng Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.Nét khác lạ của nhóm French Latino là bên cạnh việc gợi hứng từ âm nhạc La Tinh để sáng tác một số giai điệu nguyên tác, chẳng hạn như bài ‘‘J'ai rêvé d'une île'' (Mơ về hải đảo) của tác giả Jean Paul Gavino, ban song ca này còn đặt thêm lời Tây Ban Nha cho một số bản nhạc quen thuộc của Pháp như ‘‘Le ciel, le soleil et la mer’’ / "Cielo el sol y el mar" Trời xanh, nắng vàng, biển mát) của tác giả kiêm ca sĩ François Deguelt từng đoạt giải sáng tác của Viện Charles Cros, hay là nhạc phẩm ''Je t’attends'' của cặp tác giả bài trùng Gilbert Bécaud và Charles Aznavour.Trong hơn một thập niên qua, từ năm 2009 đến 2022, nhóm French Latino đã cho ra mắt 4 album phòng thu. Album gần đây nhất có sự hợp tác của nhạc sĩ Luis Villa và nhất là tay hòa âm Miguel Ángel González từng đoạt giải Latin Grammy. Sự hợp tác ấy giúp cho các phiên bản của nhóm French Latino như ''Paroles paroles'', ''Quizas Quizas'' hay ''Besame mucho'', vốn đậm đặc chất lãng mạn La Tinh càng thêm nét thiết tha, trữ tình.
    19/08/2023

À propos de Tạp chí âm nhạc

Góc vườn âm nhạc của RFI
Site web du podcast

Écoutez Tạp chí âm nhạc, RMC Info Talk Sport ou d'autres radios du monde entier - avec l'app de radio.fr

Tạp chí âm nhạc

Tạp chí âm nhạc

Téléchargez gratuitement et écoutez facilement la radio.

Google Play StoreApp Store

Tạp chí âm nhạc: Radios du groupe